ORGANIZING THE SECOND STUDENT SCIENTIFIC RESEARCH COMPETITION FOR THE 2019 – 2020 SCHOOL YEAR

I. MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC THI

– Phát động và triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) cho sinh viên toàn trường năm học 2019 – 2020 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài;

– Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên. Thông qua đó, tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn trong báo cáo thực tập và khoá luận tốt nghiệp;

– Hướng dẫn và tạo điều kiện để sinh viên có thời gian thực hiện các công trình nghiên cứu có chất lượng. Từ đó tổ chức đánh giá xét chọn một số công trình gửi dự thi bên ngoài nhà trường, và các cuộc thi NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC, NỘI DUNG THAM DỰ CUỘC THI

1. Đối tượng:

– Tất cả sinh viên thuộc Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.

2. Hình thức:

– Sinh viên tham dự Cuộc thi bằng các đề tài nghiên cứu độc lập do cá nhân hoặc nhóm thực hiện (một nhóm tối đa không quá 05 người, đồng thời phải xác định và ghi rõ họ, tên sinh viên thực hiện chính).

– Các đề tài tham gia Cuộc thi phải phù hợp với chương trình đào tạo của Trường và khả năng nghiên cứu của sinh viên.

3. Nội dung:

– Tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào NCKH sinh viên,

– Định hướng sinh viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có tính khả thi đối với sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ 4 chuẩn bị làm báo cáo thực tập và khoá luận tốt nghiệp.

– Tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, giao đề tài cho sinh viên và phân công người hướng dẫn phù hợp. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên do một giảng viên hướng dẫn.

– Tổ chức các buổi tọa đàm, báo cáo kết quả nghiên cứu của sinh viên để sinh viên có điều kiện tiếp nhận thêm ý kiến góp ý và hoàn thiện công trình nghiên cứu.

III. Tiến độ thực hiện các vòng thi

– Từ 08/06/2020 đến 27/06/2020: Tổ chức truyền thông phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học thông qua poster, các khoa, giảng viên cố vấn học tập tuyên truyền. Sinh viên (nhóm sinh viên) tham gia NCKH đăng ký đề tài tham dự qua link google forms trên trang website tadasha.com trong vòng 3 tuần kể từ ngày 08/6/2020.

– Từ 23:59 ngày 27/06/2020: đóng đơn đăng ký đề tài của sinh viên. Ngày 28/06/2020 tổng hợp danh sách đăng ký dự thi hợp lệ.

– Từ 29/06/2020 đến 04/07/2020: Sinh viên (nhóm sinh viên) dự thi thuyết trình, phản biện đề tài trước Hội đồng khoa (ban giám khảo do khoa thiết lập bao gồm 3 người). Mỗi khoa chọn tối đa 06 công trình nghiên cứu khoa học (phân công giảng viên hướng dẫn) tham gia vòng Chung kết SIU. Tổng số công trình nghiên cứu khoa học tham gia vòng chung kết SIU là 15 – 18 đề tài.

– Ngày 05/07/2020 các Khoa chốt danh sách đề tài khoa học được chọn vào vòng chung kết, tên sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện đề tài và giảng viên hướng dẫn về phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế theo địa chỉ mail: [email protected]. (dự kiến 15-18 đề tài)

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế (P.KH&HTQT)

Lầu 5 Lewis Campus (8C, Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM)

Điện thoại: 028 5409 3929; ext: 117

– Từ 06/07/2020 đến 19/07/2020: Khoa và giảng viên hướng dẫn tổ chức tọa đàm, phản biện lấy ý kiến, hội thảo góp ý cho các công trình NCKH của sinh viên thuộc các khoa; Các tác giả, nhóm tác giả có công trình được chọn vào cuộc thi thuyết trình chung kết SIU bổ sung, hoàn thiện đề tài.

– Trước 20/7/2020: Sinh viên /nhóm sinh viên nộp công trình gửi dự thi kèm theo 1 bản mềm, 1 bản cứng toàn văn (dài không quá 20 trang A4) về P.KH&HTQT theo địa chỉ mail : [email protected].

– Từ 20/07/2020 đến 26/07/2020 tổ chức cuộc thi thuyết trình chung kết

– Địa điểm thi: Tổ chức sinh viên dự thi trình bày tại cơ sở Lewis (8C Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM).

– Hình thức thi: Tác giả, nhóm tác giả trình bày trước hội đồng giám khảo về công trình tối đa 10 phút, trả lời câu hỏi của Hội đồng giám khảo tối đa 10 phút.

IV. Đánh giá xét giải

– Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét Giải thưởng Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học được đánh giá theo 4 tiêu chí với thang điểm tối đa như sau:

● Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu: 30 điểm

● Nội dung khoa học: 40 điểm

● Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng…. 20 điểm

 

● Cách trình bày công trình 10 điểm

 

– Tổng cộng điểm đánh giá một công trình theo 04 tiêu chí trên tối đa là 100 điểm. Các công trình vi phạm các qui định trong thể lệ dự thi sẽ bị trừ điểm đánh giá tùy theo mức độ vi phạm.

V. Giải thưởng

Cơ cấu giải thưởng phân bổ theo khoa và số lượng công trình nghiên cứu khoa học như sau:

– 04 Giải Nhất bao gồm: Bằng khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn SIU, tiền giải thưởng 2.000.000 đồng/công trình.

– 04 Giải Nhì, mỗi giải bao gồm: bằng khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn SIU, tiền giải thưởng 1.500.000 đồng/công trình.

– 05 Giải Ba, mỗi giải bao gồm bằng khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn SIU và tiền giải thưởng 1.000.000 đồng đồng/công trình.

– Giải khuyến khích: có tổng điểm đánh giá công trình đạt từ 70 điểm trở lên

Sinh viên/nhóm sinh viên đạt giải khuyến khích được thưởng 500.000 đồng và Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn SIU.

– Giảng viên hướng dẫn được thưởng 1.000.000 đồng/công trình (sinh viên đạt giải nhất, nhì, ba); 500.000 đồng/công trình (sinh viên đạt giải khuyến khích).

– Tất cả sinh viên tham dự cuộc thi được cấp giấy chứng nhận và công trình công bố trên trang điện tử SIU Review.

Các công trình đạt giải cấp trường được gởi đăng ký tham gia các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.

Giải thưởng cho các công trình được đăng tạp chí:

• Tạp chí trong nước có chỉ số ISSN: 2 triệu/bài

• Tạp chí trong nước trong danh mục HĐCDGSNN chấp nhận: 5 triệu/bài

• Tạp chí Scopus & ISI: 50 – 80 triệu/bài

 

Share the article on your social networking sites

Related news