Làm thế nào để góp sức, cùng xây dựng Hiến pháp?

Đó là một trong những vấn đề thực tiễn được sinh viên SIU đặt ra và tranh luận tích cực với các thầy cô trong chương trình “Toạ đàm về kết quả 8 năm thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013-2021)” vừa qua, ngày 30/11/2021.

Tham dự buổi tọa đàm, SIU vinh dự chào đón sự hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn – nguyên Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ươngTS. Phạm Quý Tỵ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Nguyên Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XIIThành viên Hội đồng Khoa học & Đào tạoTrưởng Khoa Kinh doanh & Luật phụ trách. Ngoài ra, tọa đàm còn thu hút sự tham gia của các giảng viên và hơn 50 sinh viên đến từ ngành Luật Kinh tế Quốc tế Khóa 13, 14 của SIU.

Tọa đàm chia làm 2 phần gồm: Phần 1 – Diễn giả khái quát lại các nội dung liên quan đến Luật Hiến pháp 1946 và năm 2013. Phần 2 – Trao đổi và thảo luận trực tiếp với sinh viên.

Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí trao đổi chuyên môn thẳng thắn, sôi nổi, góp phần giúp trau dồi khả năng tranh luận, đặt vấn đề, tư duy có phê phán về các vấn đề được đặt ra trong buổi sinh hoạt, tạo động lực tốt hơn cho sinh viên SIU trong quá trình học tập và củng cố kiến thức các môn Luật Hiến pháp, Lý luận Nhà nước và pháp luật tại trường.

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?
Với cách lập luận rõ ràng, sắc sảo, TS. Phạm Quý Tỵ chia sẻ tận tình cho sinh viên SIU những kiến thức quý báu về Luật Hiến pháp Việt Nam

Với mỗi nhóm vấn đề, TS. Phạm Quý Tỵ đã trình bày và phân tích sâu sắc các vấn đề trên nhiều khía cạnh, đặc biệt có sự đánh giá về những kết quả và thành tựu phát triển nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam của Đảng ta qua các kỳ Đại hội từ 1946 đến nay, so sánh với một số quốc gia và đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam.

Có thể nói, mỗi bản hiến pháp tuy được ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, song đều là đạo luật về chủ quyền nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân trao cho và để phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Buổi hội thảo không chỉ là không gian học thuật để các thầy cô đề cập việc tổng kết những thành tựu lập hiến ở Việt Nam mà còn gợi mở thêm nhiều vấn đề khoa học hiến pháp mới góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức cho sinh viên SIU.

Phần thảo luận mở tại buổi tọa đàm đã thu hút hàng chục câu hỏi, chia sẻ của đại biểu tham dự trực tuyến trên nền tảng Google Meet. Những câu hỏi được sinh viên SIU quan tâm xoay quanh các vấn đề: Làm thế nào để góp sức, cùng xây dựng hiến pháp; đặc thù của nhà nước pháp quyền XHCN so với nhà nước pháp quyền theo quan niệm phổ biến trên thế giới; những rào cản, thách thức để thực thi các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; các đề tài khoa học liên quan đến hiến pháp và khả năng thực hiện chúng…

Với những kiến thức quý báu cùng kinh nghiệm từ các thầy cô – những nhà hoạt động thực tiễn tại SIU, chắc hẳn sẽ là những chia sẻ thiết thực nhất cho các bạn tân sinh viên khi chọn SIU làm nơi viết tiếp quyển nhật ký thời thanh xuân, nhất là những bạn đam mê ngành Luật.

SIU là trường đại học quốc tế tại Việt Nam, đạt kiểm định quốc tế ngành Kinh doanh của IACBE – Hoa Kỳ, đạt kiểm định cấp trường và 2 khối ngành Ngôn ngữ Anh và Khoa học máy tính theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học danh tiếng thế giới. Theo khảo sát năm 2020, gần 98% sinh viên SIU có việc làm, 2% còn lại học lên bậc học cao hơn hoặc chuyển tiếp du học tại nhiều nước trên thế giới. Sinh viên trường đã và đang đạt được những thành công tại các công ty hàng đầu Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia danh tiếng. Đặc biệt, nhiều sinh viên đã khởi nghiệp thành công, tạo việc làm cho nhiều người khác.

Sau đây là là một số hình ảnh trong buổi tọa đàm:

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?

Làm th? nào d? góp s?c, cùng xây d?ng Hi?n pháp?

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn