SIU đồng hành cùng GenZ vượt qua khủng hoảng tâm lý thời COVID
Lo âu, trống rỗng, bị cô lập… là các vấn đề mà học sinh bất ngờ nêu ra tại Tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học đường do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19?”, chương trình được phối hợp tổ chức bởi Báo Tiền Phong, 365bet mobile (SIU) và các đơn vị đồng hành khác.
Tọa đàm đã khai thác được nhiều góc khuất – bây giờ mới kể trong tâm lý học đường của các bạn trẻ, những người đã và đang chịu ảnh hưởng kéo dài bởi dịch COVID-19 và việc học trực tuyến kéo dài quá lâu.
Tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục hàng đầu
Sợ bị kỳ thị khi mắc COVID là tâm lý chung của nhiều học sinh. Bạn M.T. – học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ chia sẻ: “Em tự lo liệu mọi thứ khi chỉ có một mình vì người thân đều đã đi cách ly do COVID. Khi hay tin người thân mất, thực sự em cảm thấy rất tuyệt vọng. Em không dám chia sẻ cùng ai vì sợ mọi người biết gia đình mình mắc bệnh”.
Hay cảm giác trống rỗng, không mục tiêu, không bạn bè, bị cô lập cũng là vấn đề chung của nhiều bạn trẻ. T.M.L. – học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, tâm sự: “Do phải học online kéo dài nên em có rất ít bạn bè nói chuyện. Gia đình thì không chịu nghe em tâm sự. Em rất chán nản! Khi trở lại trường, em cũng không thể kết bạn mới, mọi người nhìn em như người lập dị”.
Nhiều góc khuất trong tâm lý của các bạn học sinh được khai thác tại tọa đàm
Để nhận diện rối loạn tâm lý học đường, ThS Cao Thị Thùy Trang – Giảng viên Khoa tâm lý Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn chỉ ra các dấu hiệu: thường cảm thấy buồn chán, không muốn giao tiếp, kém tập trung, mau quên, khả năng ghi nhớ kém, rối loạn ăn uống/giấc ngủ, dễ cáu giận, nghĩ đến cái chết…
Chương trình còn nhận được sự tư vấn hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia hàng đầu về y tế, tâm lý, giáo dục khác giúp các bạn trẻ định hướng lại bản thân, vượt qua những mặc cảm tâm lý học đường, tự tin tiến về phía trước.
ThS – Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị tư vấn lâm sàng Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM đã ứng dụng công thức MAD – Make A Difference nghĩa là “Nghĩ khác, làm khác” để giải quyết các rối loạn tâm lý: “Trong hoàn cảnh khó khăn, mỗi người hãy chọn một góc nhìn khác đi về sự việc để thay đổi suy nghĩ, tích cực hơn, nhìn thấy điểm mạnh của bản thân và vững vàng vượt qua khó khăn”.
Tọa đàm là cơ hội để các bạn học sinh được nói ra câu chuyện của mình, trút bỏ đi gánh nặng và tự tin hơn. Bạn T.M.L cảm ơn BTC và nhắn nhủ đến mọi người: “Em mong sau buổi tọa đàm này, nhiều bạn đang mắc những vấn đề như em sẽ tìm được hướng giải quyết và có thể được lắng nghe nhiều hơn”.
An Phi, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ bày tỏ: “Mong rằng các bạn có đủ bản lĩnh, mạnh dạn đưa cánh tay của mình ra, tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình để vượt qua những áp lực và bước tiếp”.
SIU luôn có những dự án cộng đồng thiết thực đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam tiến về phía trước
Tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học đường do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19?” là một trong những hoạt động thiết thực, bổ ích mà SIU và các thành viên BTC luôn muốn đồng hành, tiếp thêm sức mạnh cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam bước qua những giai đoạn khó khăn do COVID-19, hướng về tương lai tươi sáng.
Một số hình ảnh nổi bật tại tọa đàm:
Chia sẻ những khó khăn, gánh nặng với thí sinh, phụ huynh trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và gây ra những ảnh hưởng lớn trong kinh tế và mọi mặt của đời sống, năm 2022, SIU dành hàng ngàn suất học bổng với tổng giá trị lên đến 70,4 tỷ đồng. Trong đó có nhiều suất là học bổng toàn phần 100% học phí, đi kèm với sinh hoạt phí hàng tháng lên đến 80 triệu đồng/suất cho học sinh THPT cả nước.
Trước đó, nhằm chia sẻ những mất mát và đau thương của người dân TPHCM trong đại dịch, thấu hiểu những khó khăn mà các em học sinh đang gặp phải khi chuyển đổi hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến, SIU đã dành tặng 05 suất học bổng cho các em các trường THPT Thạnh Lộc, THPT Trường Chinh, THPT Võ Trường Toản (02 suất) và TT GDNN – GDTX Q12 thông qua sự hỗ trợ của Quận Đoàn 12.