SIU làm gì để hướng đến “Đại học số – Đại học sáng tạo”?

Thế giới đang thay đổi với tốc độ lũy thừa nhờ vào sự chuyển dịch của kinh tế số, từ đó ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội. Chính vì thế, nhu cầu nhân lực phục vụ cho nền kinh tế số đang đòi hỏi cấp thiết một lực lượng lớn.

“Cần bắt đầu thay đổi và sớm thích nghi từ cách dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi số”, GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm – Cố vấn cấp cao, Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo 365bet mobile (SIU) khẳng định nhiệm vụ của nền giáo dục hiện đại tại Hội thảo Dạy và học trong kỷ nguyên số.

SIU làm gì để hướng đến “Đại học số - Đại học sáng tạo”?
Hội thảo Dạy và học trong kỷ nguyên số diễn ra ngày 17/12/2022 tại SIU với sự chủ trì của GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm

Trong lĩnh vực giáo dục, cách mạng 4.0 đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về trường học cùng với việc dạy và học. Đại học số trở thành một “cuộc đua” giữa các trường đại học hiện nay. Rất nhiều trường đã bước đầu áp dụng xây dựng mô hình này vào bộ máy quản lý.

“Chuyển đổi số” là một từ khóa quan trọng được GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm đề cập trong buổi hội thảo. Nhờ có chuyển đổi số, các trường đại học tiệm cận với khái niệm “đại học số” và “đại học sáng tạo”. Chính nhờ sự có mặt của công nghệ, các nền tảng số đã bổ trợ cho việc dạy và học rất nhiều, từ những trang web quản trị trường học, tài nguyên số, đến các tài khoản quản lý sinh viên online…

Đưa ra một ví dụ thiết thực là tài nguyên học tập tại trường đại học cần có sự tin cậy, phong phú và được cập nhật liên tục, GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm khẳng định những yếu tố này chỉ có thể đảm bảo được trên nền tảng đại học số. Chính vì thế việc đẩy mạnh phát triển mô hình này cần được triển khai và áp dụng trong thời gian sớm nhất.

Khi chuyển đổi số là bắt buộc để tạo ra một phương thức giáo dục mới thì năng lực số cũng là một yêu cầu đối với người dạy và học trong bối cảnh hiện nay. Theo GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, trong công tác dạy & học cần trang bị và rèn luyện 3 năng lực: tự học, sáng tạo và kết nối. Lao động thông thường sẽ dần bị thay thế bởi máy móc, chính vì thế năng lực sáng tạo của con người ngày càng được đánh giá cao. 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc ước tính đến năm 2025 là dự báo về việc làm tương lai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

SIU làm gì để hướng đến “Đại học số - Đại học sáng tạo”?
Hội thảo thu hút nhiều học giả tham dự trực tuyến từ các đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng…

Cũng tại hội thảo, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, trình bày vấn đề duy trì chất lượng giáo dục trong quá trình chuyển đổi số. Đây đồng thời là mục tiêu quan trọng được Nhà nước chú trọng phát triển, nằm trong Quyết định 749/QĐ-TTg “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020. GS.TS Nguyễn Ngọc Phú nêu bật những điểm khác biệt của mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy & học trong quá trình chuyển đổi so với giáo dục truyền thống. Ông cho rằng đây là trách nhiệm của mỗi người làm giáo dục, cần học hỏi từ các quốc gia đi trước, từ đó ứng dụng, phát triển cho đất nước.

SIU làm gì để hướng đến “Đại học số - Đại học sáng tạo”?
TS. Huỳnh Ngọc Tín phát biểu xây dựng tại Hội thảo

Đề cao vai trò của nhận thức số từ mỗi giảng viên, nhân viên Nhà trường trong chuyển đổi số, TS. Huỳnh Ngọc Tín – Giám đốc Trung tâm dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (SIU AI Lab) thông tin: “AI Lab đang xây dựng đề án chuyển đổi số, về cơ bản gần như hoàn thành trên 90%. Trong đề án sẽ có lộ trình cụ thể, từ việc phải chuẩn bị trung tâm dữ liệu ra sao đến xây dựng hạ tầng như thế nào. Và mong muốn đây là hoạt động trọn đời gắn với quá trình phát triển của nhà trường.

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn