Xu thế phát triển của Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam và thế giới năm 2021
Kết thúc năm 2020, lĩnh vực logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số phân khúc đặc thù như logistics thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn hàng giao tại nhà tăng đột biến.
Để tận dụng tối đa các cơ hội trong năm 2021, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần tập trung vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như vận tải đa phương thức, logistics trong thương mại điện tử, logistics chuỗi lạnh theo nhiều xu thế phát triển.
Mô hình học tập thực tế tại doanh nghiệp của sinh viên 365bet mobile
(SIU)
Các xu thế phát triển chính trong lĩnh vực logistics
– Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và logistics: Xu hướng số hóa trong ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ dần thích ứng, chuẩn hóa quy trình vận hành, tối ưu chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp.
– Xu hướng mua sắm trực tuyến mở cơ hội cho doanh nghiệp vận tải và logistics: Nhiều trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam tiếp tục đầu tư vào xây dựng để mở rộng quy mô kho bãi trong năm 2020.
– Mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp tục sôi động với vận tải và logistics: Do áp lực cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động M&A thúc đẩy cải tiến và đổi mới để tối ưu hóa doanh nghiệp.
– Đầu tư vào kho, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh: Quy mô thị trường logistics chuỗi lạnh toàn cầu tăng 590 tỷ USD vào năm 2026 để rút ngắn thời gian giao hàng.
Việt Nam có thị trường rất tiềm năng, là điều kiện để trở thành trung tâm logistics và chuỗi cung ứng của khu vực và quốc tế. Trong năm 2021, Việt Nam đặt vấn đề cắt giảm chi phí logistics trở thành giải pháp ưu tiên, đặc biệt là tăng năng lực cho nhân lực quản lý nhà nước, lao động trong ngành logistics.
Sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức mới, thú vị về ngành logistics, trải nghiệm những bài học lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế hiện đại tại Tân Cảng – Sài Gòn
Một trong những yếu tố khiến các chi phí logistics của Việt Nam vẫn cao là do nhân lực trong lĩnh vực này được nhận định còn chắp vá và thiếu bài bản. Giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề trên là nâng cao năng lực của nhân lực trong ngành thông qua các chương trình đào tạo bài bản thực tế về Logistics tại các trường đại học. Trước xu thế đó, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đưa vào giảng dạy chuyên ngành Logistics & Supply Chain Management từ năm học 2020-2021. Với sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về nguồn lực phục vụ việc đào tạo, nghiên cứu, thực hành…, SIU sẽ là địa chỉ đào tạo uy tín, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động.